11+ Kỹ Thuật Bóng Đá - Dẫn Bóng Qua Người
Dẫn bóng, qua người là kỹ thuật bóng đá cơ bản nhưng thể hiện đẳng cấp của người chơi đá bóng, Yousport tổng hợp các tip đơn giản nhưng cực đỉnh để bạn thể hiện các pha đột phá mãn nhãn trong thi đấu.
Xem tất cả giày bóng rổ & banh bóng rổ tại Yousport
Luyện tập đúng các kỹ thuật bóng rổ giúp các bạn phát triển kỹ năng chơi bóng rổ ngày một đẳng cấp hơn. Đảm bảo tốt việc phát triển và rèn luyện cơ thể, tránh các chấn thương.
Nội dung bài viết được sắp xếp viết theo một hệ thống logic các kỹ thuật bóng rổ giúp các bạn có sự tập luyện khoa học đúng đắn. Những hình ảnh thực tế, sinh động giúp các bạn có trải nghiệm tập luyện tốt hơn.
Nhiều bạn nghĩ kỹ thuật dẫn bóng là kỹ thuật cơ bản như chân thì chạy, tay thì nhồi bóng. Nhưng nếu các bạn không nắm vững những nguyên tắc thì việc bạn dẫn bóng sẽ gần như số 0, cho nên kỹ thuật dẫn bóng cũng là mộ trong những kỹ thuật bóng rổ nâng cao mà chúng ta cần quan tâm.
Kỹ thuật dẫn bóng trong bóng rổ là một trong những kỹ thuật quan trọng và rất khó tập. Trong bài viết về kỹ thuật bóng rổ nâng cao hôm nay, YouSport xin chia sẻ đến các bạn một số yêu tố để các bạn nắm vững kiến thức dẫn bóng trong bóng rổ để thi đấu bóng rổ hiệu quả.
Xem tất cả giày bóng rổ & banh bóng rổ tại Yousport
Đặc điểm sử dụng
Trong thi đấu bóng rổ, người ta người sử dụng các kỹ thuật dẫn bóng (cao tay, thấp tay, tại chỗ và di chuyển) để thoát khỏi sự truy cản của đối phương.
Trong dẫn bóng cần phải dẫn tốt cả 2 tay, khi dẫn bóng tốc độ dẫn bóng phụ thuộc trước hết vào độ cao bật lại của bóng từ mặt sân và vào góc nghiêng tạo thành đường bay của bóng khi chạm sân và hướng thẳng đứng từ mặt sân.
Bóng bật lại càng cao và góc nghiêng càng nhỏ thì tốc độ di chuyển càng lớn. Khi bóng bật lại thấp và gần so với chiều thẳng đứng, vận động viên dẫn bóng chậm và có thể thực hiện dẫn bóng tại chỗ.
Tư thế chuẩn bị
Hai gối khuỵu, trọng tâm thấp, thân lao về phía trước và hơi nghiêng về phía có bóng, mắt quan sát tình hình trên sân, bàn tay xòe rộng tự nhiên, cánh tay, cổ tay và các ngón tay thả lỏng tự nhiên.
Khi dẫn bóng
Lấy khuỷu tay làm trụ, bóng nảy lên tới ngang thắt lưng dùng sức cẳng tay, thông qua cổ tay rồi tới các ngón tay ấn bóng xuống.
Bóng tiếp xúc đầu tiên ở các ngón tay rồi vào chai tay và các phần lồi của bàn tay, cổ tay, cẳng tay, đưa lên theo bóng, lòng bàn tay không chạm bóng. Điểm rơi của bóng ở phía trước thân mình và ở bên cạnh đường chạy, đồng thời phải lấy người yểm hộ cho bóng.
Khi dẫn bóng thì hướng dẫn bóng do điểm tay tiếp xúc bóng quyết định.
– Nếu dẫn bóng tại chỗ thì diện tiếp xúc ở trên bóng.
– Nếu dẫn bóng di chuyển về phía trước thì diện tiếp xúc ở trên sau bóng.
– Nếu dẫn bóng sang phải thì diện tiếp xúc ở trên bóng bên trái và ngược lại.
Chú ý:
– Khi tiếp xúc, bóng nên ở hai bên người không nên ở phía trước mặt khi di chuyển.
– Khi dẫn bóng không nên nhìn vào bóng mà mắt phải quan sát đồng đội và đối phương.
– Khi dẫn bóng phải có ý thức bảo vệ bóng, tay không có bóng cần phải có ý thức ngăn cản đối phương vào phá, cướp bóng.
Sai lầm thường mắc và phương pháp sửa chữa
Sai lầm: Dẫn bóng không theo được ý định.
Phương pháp sửa chữa: Khuỷu tay ít di chuyển và để cố định bên mình. Chủ động tiếp xúc tay vào bóng đúng vị trí.
Sai lầm: Khi dẫn bóng thường bị mất bóng.
Phương pháp sửa chữa: Tập dẫn bóng bằng cả 2 tay, thân trên hơi quay về phía có bóng, dẫn bóng bằng tay xa người phòng thủ.
Sai lầm: Khi dẫn bóng cổ tay quá cứng.
Phương pháp sửa chữa: Tập dẫn bóng để cổ tay thả lỏng tự nhiên, tập đứng tại chỗ dẫn bóng vào tường.
Hầu hết chúng ta đều được học ném bóng vào rổ theo một phương pháp duy nhất là B.E.E.F. Tuy nhiên đây chỉ là nguyên tắc ném rổ cơ bản mà bỏ qua nguyên tắc ném rổ nâng cao FOREST.
Đây là một kỹ thuật bóng rổ nâng cao mà người chơi phải tập luyện trong một thời gian dài mới thành công được. Chúng ta cùng đi tìm hiểu nguyên tắc ném rổ nâng cao FOREST nhé!
Xem tất cả giày bóng rổ & banh bóng rổ tại Yousport
Finger – Ngón định hướng
Chữ cái đầu tiên trong hệ thống FOREST chính là nói về ngón tay (hay còn gọi bằng từ chuyên môn khác là Follow Through – chỉ ngón tay chỉ về hướng ném). HLV Paul Hoover khám phá ra điều này khi quan sát cách mà Kobe Bryant khởi động trước mỗi trận đấu của Lakers.
Với những ai có quan sát tương tự thì sẽ dễ dàng nhận ra ngón tay trỏ của Kobe luôn chỉ theo hướng bóng, hoặc đôi khi cả 2 ngón giữa và ngón trỏ cùng lúc.
Việc giữ ngón tay theo cách này là để giữ cho đường bóng luôn đi thẳng và hạn chế bị lệch sang hai bên trái phải. Cần chú ý thêm, ngón trỏ chính là ngón thẳng nhất so với bàn tay, với một số người thì là ngón giữa.
Để biết được ngón nào là thẳng nhất bạn hãy thực hiện động tác ném rổ, đưa tay lên phía trước và quan sát xem ngón nào thẳng hướng với cánh tay, bàn tay. Có thể là ngón trỏ hoặc ngón giữa hoặc giữa 2 ngón.
Trong khi ngón trỏ và ngón giữa đi thẳng hướng bóng thì hai ngón áp út sẽ luôn có xu hướng bị chĩa sang hai bên. Và mỗi khi bạn vẫy bóng bằng 2 ngón đấy thì bóng cũng sẽ có xu hướng đi sang trái hoặc sang phải.
Do vậy chúng ta nên cố gắng vẫy bóng bằng 2 ngón tay trỏ hoặc ngón giữa để bóng luôn đi đúng hướng, tăng tỉ lệ bóng vào rổ. Một tay ném tốt sẽ rất hiếm khi ném trượt qua hai bên, nếu có trượt thì chỉ thiếu hoặc dư.
Off hand – Tay giữ bóng (không phải tay ném)
Nhiều người lầm tưởng bàn tay này ngoài việc giữ bóng thì không có ảnh hưởng gì nhưng thực tế cho thấy các cầu thủ ở nhiều cấp độ khác nhau thường có xu hướng vẫy tay giữ bóng theo một hướng khác làm cho động tác ném bóng bị mất cân bằng. Một trong những lý do chính, thường thấy ở các cầu thủ trẻ, là việc hay bắt chước các thần tượng tại NBA, nhưng lại không ai biết rằng cầu thủ chuyên nghiệp họ phải tập luyện như thế nào.
Như vậy, việc giữ cho tay-không-ném xuôi theo hướng ném sẽ giữ cho cơ thể giữ được cân bằng và bớt căng cứng hơn, khi đó những cú ném tung ra sẽ ổn định với cùng một form dáng.
Rythm – Nhịp điệu
Việc nhúng & nhảy sẽ khiến một số HLV “lắc đầu” bởi lý lẽ không nên đưa bóng quá thấp tính từ vị trí bạn nhận được bóng (thường là ngang ngực).
Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy những cầu thủ được liệt vào hàng best of the best về ném rổ tại NBA thường đưa bóng xuống thấp để lấy nhịp trước khi ném. Điển hình chính là Ray Allen. Anh thường đưa bóng xuống gần hông để lấy nhịp trước khi đưa bóng lên cao, việc này cũng giúp cho cầu thủ có thêm lực đẩy bóng.
Lúc này thì câu hỏi đặt ra: “Liệu động tác nhúng khi ném như vậy có bị chậm?”. Trở lại với Ray Allen, đừng quên anh là một trong những tay ném có tốc độ ra tay nhanh nhất tại NBA, ví dụ này cũng trả lời cho câu hỏi trên, nếu chậm thì chắc chắn không thể có một huyền thoại Ray Allen như vậy được. Thông thường nhịp điệu này sẽ rất khó nhận ra nếu chúng ta không chủ ý quan sát.
Phần còn lại trong nhịp điệu chính là việc NHẢY (hop). Trong nhiều năm qua, các HLV luôn thường dạy chúng ta bước 1-2, tức là nhận bóng bước 1-2 rồi bật ném bóng. Tuy nhiên điều này chỉ hiệu quả khi bạn nhận bóng từ đường chuyền hoặc có người bù lắp tạo khoảng trống để ném, và QUAN TRỌNG là, bạn chưa thiết lập chân trụ trước đó.
Như vậy, việc kết hợp giữa nhún (dip) và hop (nhảy) sẽ hình thành nên một nhịp điệu ném riêng của mỗi người và giúp cho cú ném nhanh và ổn định trong mọi tình huống.
Eyes – Kỹ thuật nhắm bắn
Một câu hỏi nhỏ: Cầm một khẩu súng trên tay và nhắm bắn mục tiêu ở khoảng cách 100m, bạn sẽ ngắm bắn thế nào?
Không khó để tìm thấy phần lớn câu trả lời chính nhắm một mắt lại và ngắm bắn bằng một mắt. Vì sao vậy? Vì đó là sự TẬP TRUNG, cao độ.
Trong kỹ thuật FOREST thì Eyes chính là việc ngắm ném bằng một mắt, tuy nhiên không có nghĩa là nhắm một mắt để ném rổ như bắn súng :)) Nói nôm na chính là việc tập đưa ánh mắt tập trung vào một điểm duy nhất để hạn chế sự xao nhãng xung quanh.
Và điểm mấu chốt chính là … nhìn vào quả bóng.
SWAY – Nghiêng người
Khác với nguyên tắc ném thông thường chính là giữ cho vai hông và tay thẳng với hướng đi của bóng thì ở FOREST người ném sẽ đưa phần hông hướng về rổ, việc này sẽ tạo ra một chuyển động tự nhiên hơn cho cơ thể ngay cả khi đang dẫn bóng.
Việc này cũng giống như nguyên tắc đấm trong môn boxing phần lớn lực phát ra là từ việc lắc vai và hông chứ không phải là từ bắp tay.
TURN – Hướng mũi chân
Để có thể thực hiện Sway “lắc hông” dễ dàng thì việc thay đổi hướng mũi chân là điều bắt buộc. Nếu bạn ném tay phải thì mũi chân sẽ chỉ về hướng 11h, còn ngược lại là hướng 1h. Đó chính là điểm mấu chốt cuối cùng trong nguyên tắc ném FOREST này.
Tuy nhiên trên thực tế điều này cũng gây ra hàng loạt các tranh cãi giữa các HLV trên toàn thế giới khi từ trước đến nay học sinh luôn được hướng dẫn là mũi chân phải hướng thẳng đến rổ, và nhảy ở đâu thì đáp xuống ở đấy.
Trong khi đó với việc xoay mũi chân sang một bên sẽ khiến cho việc tiếp đất bị mất cân bằng nhưng lại giúp phần vai và cổ đỡ bị căng thẳng khi ném. Cách ném này có ý nghĩa đặc biệt với các bạn nữ vốn có lực tay yếu hơn nam.
Kỹ thuật bóng đi qua lưng là một kỹ thuật bóng rổ nâng cao và còn là kỹ thuật bóng rổ nghệ thuật nên các bạn chỉ nên dùng nhiều khi biểu diễn hay chơi với bạn bè, khuyến các bạn nên không nên sử dụng trong thi đấu nhé!
Xem tất cả giày bóng rổ & banh bóng rổ tại Yousport
1. Sau lưng giữa hai chân
Ý tưởng:
Đây là một pha bóng kĩ thuật cao giúp bạn gây phấn khích , đem lại sự giải trí cao cho mọi người. Để có thể thực hiện chiêu này, bạn phải cố làm cho đối thủ đang trong tư thế phòng bị rõ ràng và phải đọc được bước di chuyển của họ. Điều kiện giúp bạn thực hiện động tác này hiệu quả là khi đối thủ áp sát bạn trong hướng nhất định.
Cách thực hiện:
Nhồi bóng một hai nhịp thật nhanh để đánh lừa đối thủ về hai hướng. Khi 2 chân đối thủ dang rộng ra bạn di chuyển về một hướng dùng tay thuận xoay bóng qua sau lưng và đập nó xuống đất sao cho bóng bay qua giữa hai chân đối thủ. Tay còn lại đón bóng và thực hiện chiêu tiếp theo. Tiếp theo thế nào thì tùy ý bạn vì bạn đã bỏ mặc đối thủ rồi.
2. Trong ngoài ở sau lưng
Ý tưởng thực hiện:
Làm cho đối phương nghĩ mình thực hiện dẫn bóng phía sau nhưng thật ra mình vẫn dẫn bóng đúng hướng.
Cách thực hiện:
Nhồi bóng sau lưng hoặc giữa hai chân theo hai hướng để lừa đối phương. Chú ý: luôn đặt bàn tay lên trên quả bóng. Rất dễ có thói quen đặt dưới khi bóng đang ở sau lưng. Quan trọng là hãy chú ý trải đều các ngón tay hợp lý.
Hãy đặt một bên vai cơ thể hướng về đối thủ, tay của vai còn lại nhồi bóng sau lưng, một nhịp ở trong để lừa đối phương sau đó thay đổi hướng ra ngoài để có không gian mở. Để động tác được thực hiện trơn tru bạn phải cố đọc được bước di chuyển cũng như trọng tâm cơ thể của họ.
Trong đội hình bóng rổ, không phải ai cũng có lợi thế về thể hình, vậy khi bạn là một cầu thủ nhỏ bé bị kèm bởi cầu thủ to lớn của đối phương thì sao? Anh ta sẽ kèm rất chặt và hạn chế ghi điểm của bạn khi bạn có bóng, không sao cả khi bạn đã nhuần nhuyễn kỹ thuật bóng rổ nâng cao là động tác Pump Fake giả ném để tạo khoảng trống vượt qua đối phương.
Pump Fake là một trong những kinh nghiệm hay nói đúng hơn là một kĩ năng cơ bản bắt buộc không thể thiếu trong các trận thi đấu hiện nay. Tuy nhiên một cú giả ném chỉ tác dụng khi bạn đã trang bị cho mình một kĩ năng ném tốt.
Thực tế nếu đối phương nắm được điểm yếu bạn không thể ném bóng thì cho dù bạn có làm động tác giả ném 1000 lần cũng vô dụng. Nói thế không có nghĩa là bạn phải là một tay ném điêu luyện mới có thể làm, vấn để là nếu bạn có khả năng Triple Threat thì bạn sẽ tạo đe dọa được nhiều hơn cho cầu thủ đối phương.
Xem tất cả giày bóng rổ & banh bóng rổ tại Yousport
Tác dụng của Pump Fake
Như bạn thấy Pump Fake, tác dụng của cú giả ném là như thế nào, bạn sẽ kéo đối phương tiến sát lại mình đủ để bạn vượt qua một cách dễ dàng.
Nhưng lưu ý nếu phản xạ của đối phương chậm mà bạn làm động tác ném giả quá nhanh, anh ta không kịp phản ứng thì bạn đã mất quyền lợi chỉ có thể chuyền hay cố ném bóng.
Vì thế cần làm thật chậm rãi sau đó chớp thời cơ di chuyển qua người anh ta trong bước đầu tiên.
Một điều lưu ý nữa cũng đừng vì thế mà lạm dụng thực hiện nhiều lần trong trận đấu, vì khi đó việc đối phương nhận ra là quá rõ người ta hay gọi là “ bắt bài ” thì lại phản tác dụng.
Hãy cố gắng thực hiện nó cách đơn giản nhất ví dụ giả ném như cách bạn vẫn ném thường ngày, đừng quá cầu kì sẽ làm đối phương nghi ngờ và nhận ran gay.
Trong bóng rổ mỗi giây đều quan trọng nên việc bỏ các động tác nghệ thuật là tất yếu, đừng nên lãng phí, vì nếu không sẽ bị phạm lỗi có nghiea Pump Fake của bạn hoàn toàn thất bại .
Kỹ thuật 2 bước lên rổ hay còn được gọi là lay-up là một kỹ thuật bóng rổ nâng cao giúp bạn ghi được 2 điểm một cách dễ dàng. Đây là kỹ thuật thực hiện chạy 2 bước từ vòng 3 điểm của đối thủ đến phía dưới vàng rổ và thực hiện nhảy lên đưa bóng vào rổ.
Xem tất cả giày bóng rổ & banh bóng rổ tại Yousport
Để thực hiện tốt kỹ thuật 2 bước lên rổ, bạn cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Lựa chọn cự ly và lựa chọn tay thuận
Dắt bóng đến gần rổ với tay thuận (thường là tay phải) của bạn. Trong trường hợp tay trái là tay thuận thì bạn nên tiếp cận đến gần rổ hơn một chút để pha ném bóng được chính xác.
Khi thực hiện kỹ thuật 2 bước lên rổ, các cầu thủ chuyên nghiệp thường vừa chạy vừa dắt bóng. Tốc độ dắt bóng nhanh hay chậm tùy thuộc vào khả năng của từng người. Nếu bạn mới bắt đầu làm quen với kỹ thuật Layup thì hãy dắt bóng từ từ.
Sau đó, tăng dần tốc độ dắt bóng lên, đồng thời với việc mở rộng phạm vị dắt bóng, di chuyển đa dạng hơn. Như vậy, sẽ giúp bạn hạn chế được khả năng bị đối phương bắt bài, khép góc, ngăn cản cú ném.
Một điều lưu ý dành cho bạn khi thực hiện kỹ thuật 2 bước lên rổ trong bóng rổ đó là bạn chỉ có thể thực hiện cú ném ghi điểm khi chạy từ vị trí trung tâm hoặc bên phải sân đến rổ. Nếu chạy từ bên trái của sân đến rổ thì bạn không nên áp dụng kỹ thuật ném 2 bước đến rổ.
Bởi với vị trí xuất phát từ bên trái của sân thì khả năng ăn điểm khi áp dụng kỹ thuật ném 2 bước lên rổ là rất thấp, gần như bằng 0.
Bước 2: Chuẩn bị tư thế
Bạn cần thu hẹp khoảng cách bằng chân phải. Khi bạn còn cách rổ khoảng vài bước chân nữa thì hãy thực hiện pha dắt bóng cuối cùng để lấy đà cho bước nhảy lên.
Bước 3: Chạy đà lên rổ
Hãy nhảy lên bằng chân trái, đẩy thân mình về phía rổ theo phương thẳng đứng. Hãy nhớ, tuyệt đối không được nghiêng người sẽ làm bạn mất đi trọng tâm, ném bóng không chính xác. Khi chuẩn bị ném, hãy đưa bóng lên ngang tầm ngực để chuẩn bị cho lên rổ.
Bước 4: Lên rổ
Ngay khi nhảy lên rổ, bạn hãy cùng lúc đưa tay phải và chân phải lên. Đây là yêu cầu bắt buộc khi bạn thực hiện kỹ thuật ném bóng rổ 2 bước. Nếu không đưa tay phải và chân phải lên cùng lúc thì khả năng thành công sẽ rất thấp.
Bạn chỉ có thể dùng tay phải để giữ bóng khi đã thực hiện nhảy lên rổ. Đồng thời, hãy xoay cổ tay thật chính xác để bóng có lực mạnh hơn.
Bước 5: Ném bóng
Bạn cần hiểu luật 2 bước lên rổ và nhắm chính xác vào điểm ở phía chúng ta khi tiếp cận trên bảng rổ. Nếu bạn tiếp cận rổ từ phía bên trái thì điểm cần nhắm tới trên bảng rổ sẽ lệch trái và ngược lại.
Nhồi bóng là kỹ thuật đầu tiên bạn đến với môn bóng rổ, bây giờ bạn đã biết nhồi bóng nhưng vẫn thấy mình nhồi bóng chưa nhanh và chưa làm được kỹ thuật vừa nhồi bóng vừa chạy trên sân.
Và bạn muốn làm được điều đó để tự tin sử dụng kỹ thuật nhồi bóng khi thi đấu, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn kỹ thuật bóng rổ nâng cao với kỹ năng nhồi bóng.
Muốn làm chủ trái bóng và có thể dẫn bóng tốt, trước tiên bạn phải thành thạo kỹ thuật nhồi bóng. Khi đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc nhồi bóng, bạn sẽ hiểu tại sao mọi người chơi đều cần rèn luyện kỹ năng này khi bắt đầu chơi bóng rổ.
Xem tất cả giày bóng rổ & banh bóng rổ tại Yousport
Nhồi bóng để làm gì?
Nhồi bóng để kiểm soát bóng, tạo ra nhịp điệu khi dẫn bóng. Nó là động tác hỗ trợ giúp bạn kiểm soát bóng chặt chẽ, tránh bị đối thủ cướp bóng. Ngoài ra, một cầu thủ nhồi bóng điêu luyện còn dùng nó để đánh lừa hậu vệ đối phương.
Nhiều người khi mới tập nhồi bóng thường làm theo thói quen và chưa nắm rõ khái niệm cơ bản. Đầu tiên là phải nhồi bóng bằng những ngón tay thay vì lòng bàn tay.
Lý do là bởi nhồi bóng bằng những ngón tay sẽ giúp bạn điều khiển trái bóng tốt hơn. Hãy kéo dãn các ngón tay hết mức có thể.
Những yếu tố cần lưu ý khi tập nhồi bóng
Tư thế khi nhồi bóng: Luôn hạ thấp cơ thể để giữ trọng tâm vững. Lưng giữ thẳng, cố gắng mắt không nhìn bóng. Cần quan sát các chuyển động xung quanh bằng mắt và cảm giác vị trí bóng bằng tay.
Nhồi bóng ở hai bên hông cơ thể. Tránh đẩy ra phía trước, dùng cơ thể để che chắn bóng khi nhồi.
1. Kỹ thuật nhồi banh nhanh
Khi mới tập thì điều mà người tập lưu tâm nhất là bóng phải bật trở về đúng vị trí tay và không rơi ra ngoài. Tuy nhiên sau một khoảng thời gian thì mục tiêu cần hướng đến không chỉ là bóng bật về tay mà còn phải thật nhanh với lực mạnh và kiểm soát bóng thật dính.
Vẫn là nhồi bóng với kĩ thuật bình thường nhưng bạn cần tăng tốc độ và lực cổ tay để nhồi bóng mạnh hơn, nhanh hơn.
2. Kĩ thuật nhồi 2 tay 2 bóng
Khi đã thành thục và cảm thấy tự tin với khả năng nhồi bóng nhanh, bạn có thể tập nhồi hai bóng cùng lúc. Đương nhiên là khi thi đấu không có 2 bóng cho bạn nhồi nhưng tác dụng của kỹ thuật này chính là giúp bạn có cảm giác bóng tốt hơn. Nó sẽ hỗ trợ cho bạn rất nhiều trong các động tác lừa bóng qua người.
3. Kỹ thuật nhồi bóng chuyển hướng
Động tác nhồi chuyển hướng bóng (Crossover). Nhồi chuyển hướng bóng là kỹ thuật nhồi bóng qua lại giữa hai bàn tay. Nhồi chuyển hướng bóng nhanh khiến hậu vệ khó cướp bóng và bạn dùng nó như một cách qua người cực kỳ hiệu quả.
Tập trung di chuyển bước chân, thay đổi hướng bóng cùng với cơ thể và bóng. Ở mức độ đỉnh cao, bạn sẽ khiến cho đối thủ không thể phán đoán ý định bạn sẽ làm gì tiếp theo.
4. Kĩ thuật nhồi bóng nước rút
Nhồi bóng nước rút là kỹ thuật vừa chạy nhanh trên sân vừa nhồi bóng nhanh. Bước di chuyển của bạn một hình chữ Z.
Khi tập luyện, bạn cần nhồi bóng nhanh đồng thời di chuyển từ đường biên đến vạch ném phạt, sau đó quay lại. Tiếp tục nhồi bóng đến vạch ba điểm và quay trở lại. Nhồi đến giữa sân và quay lại, cuối cùng là nhồi suốt chiều dài sân.
Khi nhồi bóng, luôn cố giữ cho bóng ở tầm thấp. Bóng được nhồi càng nhanh khi nó nảy lên ở độ cao càng thấp. Nhồi càng sát đất, bạn càng dễ kiểm soát bóng. Hơi cong đầu gối và khom người khi thực hiện việc nhồi bóng ở tầm thấp.
Rebound là hành động liên tục xuất hiện trong mỗi trận đấu. Bởi lẽ sau mỗi pha tấn công dù ghi điểm hay thất bại, thì đội nào rebound sẽ có quyền tấn công tiếp. Những tình huống rebound tốt đem lại cơ hội tấn công hay phản công cho đội bóng.
Các chỉ số như “rebounds per game” (rebound mỗi trận) hoặc “rebounding average” (trung bình rebound) được dùng để đo mức độ hiệu quả rebound của cầu thủ trong trận đấu.
Chỉ số rebound lần đầu được đưa vào thống kê ở giải bóng rổ Nhà nghề Mỹ NBA vào mùa giải 1950/1951. Song phải mãi đến mùa giải 1973/74 thì rebound mới được phân chia rõ thành offensive rebound hay defensive rebound.
Xem tất cả giày bóng rổ & banh bóng rổ tại Yousport
Rebound – tranh bóng bật bảng là một kỹ thuật bóng rổ nâng cao và có vai trò đặc biệt trong thi đấu bóng rổ. Những pha rebound tốt có thể đem lại có hội tấn công ghi điểm và giúp các cầu thủ có nhiều thời gian chơi bóng hơn. Các huấn luyện viên bóng rổ rất thích những cầu thủ có kỹ thuật rebound tốt trong đội hình.
Rebound thường được chia thành 2 loại chính: “offensive rebounds” và “defensive rebounds”
Offensive rebounds: Được hiểu là đội tấn công ném rổ hụt và tiếp tục bắt được bóng.
Defensive rebounds: Là thuật ngữ dành cho đội phòng thủ khi bắt được bóng sau khi đối phương ném rổ hỏng.
Trong thực chiến, thông thường lợi thế ở pha tranh rebound sẽ thuộc về đội phòng thủ do họ luôn có sự chuẩn bị ở khu vực gần rổ tốt hơn. “Offensive rebounds” sẽ giúp đội tấn công có thêm cơ hội thứ hai để ghi điểm (second chance) và tổ chức đợt tấn công mới trong 14s.
Cần tránh nhầm lẫm giữa một pha cản phá bóng (block) với rebound. Rebound được tính sau mỗi lần đối phương ném hụt, bao gồm khi bóng chạm vào bảng rổ, vành rổ bật ra và cả air balls (ném không chạm vành).
Rebound được tính cho cầu thủ đầu tiên bắt được bóng và giúp đội bóng xác định quyền tấn công. Hoặc là người bù rổ thành công (người tiếp bóng vào rổ thành công sau khi đồng đội ném trượt).
Sẽ xảy ra trường hợp rebound không tính cho riêng cá nhân mà tính cho đội. Đó là khi bóng không thuộc kiểm soát của bất kỳ cầu thủ nào (bóng ra biên). Việc này sẽ dựa theo luật bóng rổ quy định. Bất cứ cú ném trượt nào cũng đều phải được tính rebound, cho một cầu thủ hoặc cho đội.
Chiều cao quan trọng nhưng không phải là tất cả
Bởi rebound là những pha giành quyền kiểm soát bóng sau một tình huống ném hỏng nên nhiệm vụ này thường được giao cho các cầu thủ chơi ở vị trí PF và Center. Đây là những cầu thủ có chiều cao vượt trội và khả năng bật cao tốt.
Bên cạnh đó việc bật cao tại chỗ có cũng là yếu tố quan trọng để rebound hiệu quả. Song thời điểm và vị trí đứng mới là yếu tố quyết định hàng đầu.
Song không có nghĩa là chỉ những cầu thủ cao to mới rebound tốt. Đón bóng bật bảng yêu cầu đến 75% thể hình và 25% cho kĩ thuật và khả năng cầu thủ.
Xem tất cả giày bóng rổ & banh bóng rổ tại Yousport
Lịch sử bóng rổ chuyên nghiệp đã từng chứng kiến những trường hợp cầu thủ tuy bất lợi thể hình nhưng lại là một tay rebound xuất sắc. Với những kĩ thuật điêu luyện như box out, họ có thể đánh bật các cầu thủ có chiều cao tốt hơn ra khỏi khu vực đón bóng.
Các cầu thủ boxing out hay blocking out có nhiệm vụ là không cho đối thủ có cơ hội tiếp cận bóng và chiếm vị trí tốt.
Ngoài những kỹ thuật bóng rổ nâng cao trên các bạn cần tìm hiểu thêm rất nhiều kỹ thuật bóng rổ khác nữa và đi kèm cùng những bài tập giúp bạn nâng cao trình độ bóng rổ lên.
Tập luyện luôn là điều trọng trong tất cả các môn thể thao, đặc biệt bóng rổ rất cần thiết. Chỉ có tập luyện thì bạn mới tới được thành công nhưng bạn cần có một phương pháp tập luyện khoa học nhé! Các bạn tham khảo những bài tập luyện kỹ thuật bóng rổ khoa học dưới đây nhé!
Là hệ thống bán giày bóng rổ & banh bóng rổ online lớn nhất Việt Nam - Yousport tự hào mang đến cho bạn các loại giày bóng rổ ngoại nhập chính hãng, bạn yên tâm mua hàng tại Yousport với các chế độ bảo hành, chính sách đổi trả, cũng như các dịch vụ hậu đãi, khuyến mãi hấp dẫn.
Xem tất cả giày bóng rổ & banh bóng rổ tại Yousport
1800 6749 Tất cả các ngày trong tuần
0902 886647 Các ngày trong tuần (trừ lễ)
Nhập số điện thoại để kiểm tra Thông tin đơn hàng, lịch sử mua hàng
0902 886647 Hợp tác hàng hóa, dịch vụ